Chứng khoán Vina phân phối chứng chỉ quỹ cổ phiếu theo tiêu chuẩn ESG
Ngày 30.1, Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết, trong 5 ngày đầu của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25.1 - hết 29.1), lực lượng CSGT đã lập biên bản 3.515 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông.Trong đó, CSGT đã lập biên bản, xử lý 1.581 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 14 trường hợp khác điều khiển xe máy mà trong cơ thể có chất ma túy. Qua đó, CSGT tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối với 433 trường hợp.Tín hiệu khả quan là không có trường hợp tài xế ô tô nào vi phạm nồng độ cồn. Theo Phòng CSGt Công an TP.HCM, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn được nêu tại Nghị định số 168/2024. Với nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25 mg/l khí thở, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng và trừ 4 điểm giấy phép lái xe; người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đồng và trừ 4 điểm giấy phép lái xe.Với nồng độ cồn vượt quá 0,25 - 0,4 mg/l khí thở, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đồng và trừ 10 điểm giấy phép lái xe; người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 18 - 20 triệu đồng và trừ 10 điểm giấy phép lái xe. Với nồng độ cồn vượt quá 0,4 mg/l khí thở, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 8 - 10 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng; người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.Lực lượng CSGT sẽ tiếp tục duy trì các tổ công tác làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát xuyên suốt dịp Tết Nguyên đán. Phòng CSGT TP.HCM khuyến cáo người dân vui xuân đón tết an toàn, lành mạnh, sử dụng rượu, bia có trách nhiệm: "Đã uống rượu, bia - không lái xe" để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho cộng đồng.Ronaldo chính thức lên tiếng vụ chiếc thẻ đỏ ‘đáng hổ thẹn’
Quyết định nói trên dựa trên "những khác biệt sâu sắc trong quản lý y tế, đặc biệt là trong đại dịch (Covid-19)", theo phát ngôn viên Manuel Adorni của Tổng thống Milei phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Buenos Aires của Argentina. Ông Adorni nói rằng các hướng dẫn của WHO vào thời điểm đó đã dẫn đến đợt đóng cửa lớn nhất "trong lịch sử nhân loại".Ông Adorni cho biết thêm Argentina sẽ không cho phép một tổ chức quốc tế can thiệp vào chủ quyền của mình "và càng không can thiệp vào sức khỏe của chúng ta". Ông cho rằng WHO thiếu sự độc lập vì ảnh hưởng chính trị của một số quốc gia, mà không nêu tên bất kỳ quốc gia nào. Thực tế, WHO không có thẩm quyền buộc các quốc gia thực hiện các hành động y tế cụ thể, và những hướng dẫn và khuyến nghị của tổ chức này, kể cả trong các cuộc khủng hoảng y tế như đại dịch Covid-19, thường bị bỏ qua, theo AP.Ông Adorni không nói khi nào quyết định của Tổng thống Milei sẽ được thực hiện. Ông Milei là người chỉ trích gay gắt lệnh phong tỏa do cựu Tổng thống Alberto Fernandez áp đặt trong đại dịch Covid-19, cho rằng lệnh này gây tổn hại đến nền kinh tế.Ông Adorni nói rằng Argentina không nhận được tài trợ của WHO cho hoạt động quản lý y tế và quyết định của Tổng thống Milei không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế của nước này. "Ngược lại, quyết định này mang lại sự linh hoạt hơn để thực hiện các chính sách được áp dụng theo lợi ích Argentina yêu cầu", ông Adorni nói thêm.Trong năm ngoái, chính phủ của Tổng thống Milei đã từ chối ký một thỏa thuận để quản lý đại dịch trong khuôn khổ WHO, với lập luận làm như thế có thể ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.WHO cho hay cơ quan này đang xem xét thông báo của Argentina. Quyết định của Tổng thống Milei tương tự như quyết định của đồng minh là Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump đã bắt đầu quá trình rút Mỹ khỏi WHO bằng một sắc lệnh hành pháp vào ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng hôm 21.1.Việc mất thêm một quốc gia thành viên sẽ làm rạn nứt thêm sự hợp tác trong lĩnh vực y tế toàn cầu, dù Argentina dự kiến chỉ cung cấp khoảng 8 triệu USD cho WHO trong ngân sách ước tính 6,9 tỉ USD của cơ quan này trong giai đoạn 2024-2025, theo AP.
Liverpool thắng dễ Fulham, cuộc đua vô địch Ngoại hạng Anh được đẩy lên cao trào
Khoảng 16 giờ, tại khu vực xung quanh đường hoa Nguyễn Huệ có rất đông người tìm đến vui chơi, chờ thời điểm khai mạc. Ở dọc 2 bên đường Nguyễn Huệ nhiều người đứng tập trung bên hàng rào, hướng nhìn vào bên trong. Ai cũng háo hức chờ được tham quan, chụp ảnh cùng với linh vật rắn dễ thương. Anh Nguyễn Công Bình (ngụ TP.Thủ Đức) cho biết đã có mặt ở bên ngoài đường hoa Nguyễn Huệ từ lúc 16 giờ để chờ mở cửa. Trước đó, anh đã cùng các con đi dạo xung quanh khu vực này và đến 18 giờ đứng ở hàng rào, khu vực gần cổng vào đường hoa Nguyễn Huệ để theo dõi lễ khai mạc sắp tới."Tôi nhận thấy linh vật rắn năm nay rất có hồn, đẹp, dễ thương đến từng chi tiết. Tôi chỉ mong chờ giờ mở cửa là dẫn con vào tham quan liền", anh Bình chia sẻ.
Giáo viên Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho rằng đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sớm hơn là chưa hợp lý với năm học này. Theo ông Chính, từ đầu năm học 2024-2025 Bộ GD-ĐT đã công bố kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27.6. Do đó sự thay đổi khi mà kỳ thi chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc sẽ làm xáo trộn tâm lý của học sinh và kế hoạch giảng dạy của thầy cô phải rút ngắn hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, ông Chính nói, phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tháng 6, ngay sau khi kết thúc năm học là hợp lý nhưng nên áp dụng vào năm học sau. Trước lý giải đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố, giáo viên này cho rằng không đúng quan điểm. Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính tinh gọn để hiệu quả hơn mà nay các sở GD-ĐT lại đề xuất thi sớm để giữ "ê kip cũ" vì lo ngại vấn đề "kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế" có chăng gây hoang mang cho toàn ngành và xã hội. "Tôi cho rằng mọi điều chỉnh, thay đổi thì cần có kế hoạch ngay từ đầu năm học chứ không nên 'đào kênh rẽ nước' làm ảnh hưởng đến hàng triệu thí sinh trên cả nước trước kỳ thi quan trọng mang tính quốc gia", giáo viên Trường THPT Nguyễn Du bày tỏ quan điểm...Trong khi đó, giáo viên Phan Thế Hoài, dạy ngữ văn ở Q.Bình Tân (TP.HCM) cho hay ủng hộ đề xuất của TP.HCM và một số tỉnh về việc thi tốt nghiệp THPT vào đầu tháng 6. Bởi vì, thầy và trò đã quen với các dạng đề thi minh họa, tham khảo do Bộ GD-ĐT cung cấp từ năm 2023, 2024. Cùng với đó, nếu kỳ thi này được tổ chức sớm thì giáo viên sẽ có thêm thời gian nghỉ hè.Bên cạnh đó, thầy Hoài cũng nói, theo Thông tư 29, học sinh được học thêm ở trường 2 tiết/môn/tuần thì việc ôn tập kéo dài cũng không có mấy hiệu quả. Tốt nhất là học sinh vừa học vừa tự ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên theo yêu cầu cần đạt của chương trình là có thể làm bài tốt.Cũng vẫn là những tranh luận trước việc nên hay không nên đẩy thời gian thi tốt nghiệp THPT lên sớm hơn so với dự kiến, một giáo viên lịch sử tại Q.Bình Tân (TP.HCM) nói rằng: "Đã học thì phải tự giác và có ý thức ngay từ năm lớp 10. Không để chờ đến cuối tháng 6 mới thi mới học. Nhiều học sinh đến lớp ôn tập nhưng không học. Thi sớm để các em có ý thức học tập hơn".Tuy nhiên, giáo viên Nguyễn Thành Nhân (Q.7, TP.HCM) cho rằng nếu tổ chức thi sớm để học sinh có ý thức hơn là chưa thực sự hợp lý, bởi ý thức học tập không chỉ phụ thuộc vào thời gian tổ chức kỳ thi mà còn do cách giáo dục và định hướng từ trước. Học sinh lớp 12 đang theo chương trình mới từ lớp 10, phải đối mặt với lượng kiến thức lớn và sự thay đổi giữa sách cũ – mới, nếu đột ngột thi sớm hơn sẽ khiến các em không đủ thời gian ôn tập, gây áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả. Không thể đánh đồng tất cả học sinh với một số ít bạn không tập trung trong giờ ôn tập để thay đổi thời gian sớm hơn.Từ đó, giáo viên này cho rằng: "Học sinh cần thời gian ôn luyện, nâng cao... Chưa kể cấu trúc đề thi mới khác hơn mấy năm về trước, các em thật sự rất cần thời gian để ôn thi tốt nghiệp THPT, nhất là giai đoạn này".Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Nên thi sớmGiữ nguyên lịch thi dự kiếnÝ kiến khác
Cưng xỉu với 'đám cưới online'
Học sinh lớp 12 đang đứng trước một trong những quyết định quan trọng của cuộc đời là thi tốt nghiệp THPT và chọn ngành, trường xét tuyển vào các cấp học cao hơn. Năm 2025 lại càng đặc biệt hơn khi các em là những thí sinh đầu tiên của chương trình giáo dục phổ thông mới bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT có rất nhiều thay đổi và xét tuyển vào ĐH, CĐ có những điều chỉnh lớn để phù hợp với chương trình học mới. Trong thời đại AI bùng nổ, làm thế nào để chọn ngành học phù hợp để ra trường có việc làm ngay. Và liệu AI có thể thay thế hoàn toàn cho con người không?